Luật pháp Bắc Tề

Mùa xuân năm 564, nhà Bắc Tề cải cách lại hình luật có từ thời Bắc Ngụy theo hướng khoan dung hơn. Việc soạn thảo pháp luật do Phong Truật chủ trì.

Phong Truật xuất thân trong đại tộc ở Hà Bắc, từng làm quan suốt từ triều Tây Tấn, Tiền Yên, Hậu Yên, Bắc Ngụy, lại làm Đại Lý Tự khanh, tinh thông chế độ luật lệnh. Luật của Bắc Tề có kết cấu chặt chẽ, văn chương tinh giản được xem là bộ luật ưu tú nhất trong thời kỳ Nam Bắc triều, gồm 12 chương, 949 điều. Về sau các triều đại nhà Tùynhà Đường đều lấy Luật Bắc Tề làm bản tham khảo.

Về mặt nội dung Bắc Tề luật đều kế thừa thành quả cải cách pháp luật từ thời Ngụy Tấn trở về sau, nét đặc sắc nhất là sáng lập ra chế độ mười điều trọng tội, tập trung các tội danh có hại nhất tới trật tự thống trị là phản nghịch, đại nghịch, phản loạn, hàng, ác nghịch, bất đạo, bất tín, bất hiếu, bất nghĩa, nội loạn. Về sau mười điều trọng tội được nhà Tùy chỉnh lý và gọi là Thập ác.